Thi công xây dựng
Nội dụng bài viết
Lĩnh vực xây dựng đang phát triển mạnh mẽ song song với sự phát triển của kinh tế – xã hội cũng như sự bùng nổ của dân số trong những năm gần đây. Thi công xây dựng luôn luôn là một công việc bao gồm nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi nhiều nguồn nhân lực cùng thực hiện. Vậy, thi công xây dựng là gì? quy trình như thế nào? Hãy cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
KHÁI NIỆM THI CÔNG XÂY DỰNG
Khi nhắc đến thi công xây dựng, những người làm trong lĩnh vực xây dựng chắc chắn sẽ hình dung ra một công trình và những công việc cụ thể của nhân công để hoàn thiện một công trình mà ít khi nhắc đến khái niệm của vấn đề này.
Khái niệm dịch vụ thi công xây dựng được đề cập đến trong quy định của Luật Xây Dựng năm 2014 đó là: Thi công xây dựng được hiểu một cách đơn giản đó chính là hoạt động bao gồm những công việc khác nhau như tạo dựng, xây dựng, lắp đặt những thiết thị mới đối với những công trình xây dựng lần đầu. Những hoạt động sửa chữa, cải tạo, tu bổ, di dời, phục hồi, bảo hành, bảo trì đối với những công trình đang xây dựng.
Chức năng của thi công xây dựng
Dịch vụ thi công xây dựng có 2 chức năng chính đó là:
- Là thành phần trong quá trình quản lý dự án xây dựng: Thi công xây dựng là một phần không thể thiếu của ngành xây dựng và quá trình quản lý dự án xây dựng.
- Hoàn thiện công trình xây dựng: Thi công xây dựng là hoạt động chiếm nhiều thời gian và công sức nhất, nhằm mục đích tạo nên sự hoàn thiện cho công trình.
NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Theo quy định trong luật Xây Dựng năm 2014 của Nhà Nước ta thì việc thi công xây dựng công trình cần đảm bảo và tuân thủ những yêu cầu sau:
Thi công xây dựng cần tuân thủ theo thiết kế kiến trúc đã được phê duyệt
Theo luật, dịch vụ thi công xây dựng cần tuân thủ theo thiết kế xây dựng đã được phê duyệt theo những tiêu chuẩn và quy chuẩn. Công trình cần đảm bảo các yếu tố an toàn về độ chịu lực, an toàn trong quá trình sử dụng, đảm bảo về mỹ quan, về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và tuân thủ một số điều kiện an toàn khác theo quy định của nhà nước.
Đảm bảo an toàn lao động
Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu cần phải đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ công trình bao gồm tài sản về người lao động, thiết bị thi công, các công trình liền kề cũng như công trình ngầm. Khi thi công cần có những biện pháp và phương hướng để hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản trong trường hợp có sự cố xảy ra.
Thực hiện các biện pháp kỹ thuật có tính an toàn
Thi công xây dựng yêu cầu các chủ thầu cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật có tính an toàn riêng biệt cho từng hoạt động và hạng mục công trình. Tất cả những công việc này cần đảm bảo những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong hoạt động phòng chống cháy nổ và an toàn lao động.
Yêu cầu về việc sử dụng vật tư, vật liệu
Những yêu cầu về việc sử dụng vật tư, vật liệu trong thi công xây dựng đó chính là: Sử dụng một cách đúng đắn về chủng loại cũng như số lượng, quy cách theo yêu cầu của bản thiết kế kiến trúc . Đảm bảo sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm, tránh lãng phí không đáng có trong quá trình thi công.
Thực hiện kiểm tra và giám sát
Công đoạn kiểm tra và giám sát sẽ được thực hiện vào những giai đoạn chuyển bước quan trọng trong thi công, những công đoạn quan trọng của một công trình. Từ đó, đưa ra sự đánh giá để hoàn thiện công trình và đưa công trình vào sử dụng.
Nhà thầu thi công cần đáp ứng được đầy đủ điều kiện về năng lực phù hợp với loại hình xây dựng
Nhà thầu cần có đủ năng lực để thi công một công trình cụ thể. Các điều kiện mà các chủ thầu cần có đó là: hoạt động được cấp phép, đủ trang thiết bị để xây dựng, có đủ nguồn nhân công xây dựng, tuân thủ các quy định về an toàn lao động….
QUY TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG ĐẦY ĐỦ NHẤT NĂM 2022
Để có được một công trình hoàn hảo ngoài khâu thiết kế kiến trúc ra thì dịch vụ thi công xây dựng cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ, một bản vẽ thiết kế hoàn hảo sẽ không thể trở thành một công trình bền – đẹp được nếu quá trình thi công không được đầu tư và đúng quy trình.
Quy trình thi công xây dựng sẽ gồm những giai đoạn dưới đây:
Thành lập ban chỉ huy công trình
Ban chỉ huy công trình sẽ gồm:
- Giám đốc thi công: Chịu trách nhiệm quản lý điều hành công trình, phụ trách khu vực.
- Kỹ sư thành viên trong ban chỉ huy (chỉ huy trưởng, kỹ sư giám sát thi công): Trách nhiệm điều phối, chỉ đạo cho các đội thi công (đứng đầu là tổ trưởng, đội trưởng).
Giai đoạn chuẩn bị xây dựng
- Thông báo khởi công đến chính quyền địa phương, các hộ dân kế cận, chụp hiện trạng công trình gần đó.
- Treo biển báo công trình gồm: biển báo nội quy công trình, biển báo công trình, an toàn lao động, cảnh báo công trình….
- Chuẩn bị bộ hồ sơ thiết kế xây dựng làm căn cứ kỹ thuật để thi công.
- Tháo dỡ, di dời và dọn dẹp công trình cũ (nếu có)
- Chuẩn bị mặt bằng trống, lắp đặt nguồn điện, nước để phục vụ cho công tác thi công xây dựng.
- Lắp đặt tường rào bao quanh công trình.
- Treo biển báo – nội quy – cảnh báo công trình, biển báo an toàn lao động.
- Xác định cao độ, lộ giới, định vị tim mốc và khoảng lùi xây dựng trước sau.
Giai đoạn thi công xây dựng phần thô
Dịch vụ thi công xây dựng thường sẽ rất chú trọng đến phần thô, bởi đây là công việc quan trọng nhất quyết định đến tính vững chắc, bền vững của công trình theo thời gian. Phần thô sẽ bao gồm cả quá trình thi công phần móng, phần khung bê tông cốt thép chịu lực….
Thi công phần móng và công trình ngầm
- Đào móng, ép cọc và cắt đầu cọc (đối với những công trình đã có thiết kế phần móng).
- Định vị tim móng, đào hầm tự hoại, hố ga.
- Vận chuyển bớt phần đất thừa, chỉnh sửa lớp đất nền, đầm chặt đất.
- Ghép cốt pha, đổ bê tông lót, xây thành đài và dầm móng
- Đổ bê tông lót sàn, lấp đất đến cao độ thiết kế.
- Đổ bê tông móng, dầm, sàn và giám sát công trình.
Thi công xây dựng cột, dầm, sàn
*Quy trình thi công xây dựng cột
- Kiểm tra và vệ sinh thép chân cột
- Lắp dựng cốt thép và cốt pha cột trụ (kiểm tra kích thước thép, chủng loại thép, độ thẳng và dài của thép).
- Đổ bê tông cột
- Tháo ván khuôn và bảo dưỡng bê tông sau khi thi công xây dựng.
*Quy trình thi công xây dựng dầm, sàn, thân mái
- Kiểm tra cao độ dầm sàn, định vị tim trục
- Lắp dựng và ghép cốt pha dầm sàn
- Tiến hành đổ bê tông dầm sàn
- Kiểm tra, đánh giá bê tông sau khi đổ.
Thi công xây tường và MEP (điện – nước – điện lạnh)
- Xem bản vẽ thiết kế kiến trúc, định vị tường và vệ sinh tường xây
- Lắp đặt lanh tô đúc sẵn bê tông tại vị trí các cửa ra vào, cửa sổ.
- Vệ sinh mặt bằng sau khi thi công xây tường và đi hệ thống đường điện, đường nước âm tường.
Công tác trát tường
- Công việc trát tường cần tưới nước kỹ tạo độ ẩm cho tường cần trát.
- Mốc trát tường thấp nhất cách nền khoảng 10-15cm, lớp trát dày hay mỏng sẽ theo thiết kế.
- Trát phần ổ cửa đi, cửa sổ yêu cầu phải đúng kích thước và phải dùng thước để kiểm tra góc tường.
- Trộn vữa bằng máy trộn theo đúng tỷ lệ (xi măng, cát, nước)
- Thi công xong phải có biện pháp bảo vệ và bảo dưỡng lớp tường trát.
Công tác chống thấm
- Dọn dẹp sạch sẽ, vệ sinh mặt bằng
- Kiểm tra code nền trước khi chống thấm
- Thực hiện công tác chống thấm theo đúng yêu cầu.
Công tác cán nền
- Ưu tiên cán nền tại các vị trí chống thấm trước để bảo vệ bề mặt.
- Kiểm tra cao độ mốc cán nền
- Quét lớp hồ dầu giữa sàn bê tông cốt thép và lớp vữa cán để tạo độ kết dính
- Dùng thước nhôm gạt đều mặt nền, xoa nhám mặt nền nếu lát gạch hoa…
Giai đoạn thi công phần hoàn thiện
Nếu giai đoạn thi công xây dựng phần thô quyết định đến độ vững chắc của công trình thì phần hoàn thiện quyết định đến mặt thẩm mỹ.
Thi công trần thạch cao (có hoặc không)
Tuỳ vào mong muốn trang trí của chủ đầu tư có thể làm trần thạch cao chìm hoặc nổi
Thi công sơn nước
Thi công sơn nước sẽ gồm 3 công đoạn đó chính là:
- Trét mastic: Dùng đá mài phẳng phần tường – trét bột (2 lớp)- xả nhám…
- Thi công lăn sơn lót: quét sạch bụi nhám – lăn sơn lót (có thể 1 hoặc 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 1h để đảm bảo độ khô ráo cần thiết).
- Thi công sơn màu hoàn thiện: Sơn màu 2 nước (cách nhau 1 giờ)
Thi công ốp lát gạch
- Lát nền các tầng
- Lát nền ban công, sân thượng
- Lát nền nhà vệ sinh
- Ốp gạch tường nhà vệ sinh, bếp
- Ốp gạch trang trí mặt tiền
- Ốp lát đá Granite cho cầu thang…
Thi công lắp đặt cửa
Tùy vào từng sở thích cũng như điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình mà chọn lắp cửa gỗ hoặc cửa nhôm. Mỗi loại cửa lại có cách thi công lắp đặt khác nhau.
Vệ sinh công trình
Vệ sinh công trình là bước cuối cùng trong quá trình thi công xây dựng, vệ sinh công trình sẽ bao gồm phần thô và phần tinh, nhằm đảm bảo công trình sạch sẽ, toàn vẹn trước khi giao cho chủ đầu tư.
ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY DỰNG BẮC NINH UY TÍN
Một trong những đơn vị thi công xây dựng Bắc Ninh uy tín đó chính là Công Ty Xây Dựng Nam Phong. Hoạt động qua nhiều năm, xây dựng Nam Phong đã xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng của mình trong thị trường xây dựng Bắc Ninh – Bắc Giang. Chúng tôi tự hào là nhà thầu phù hợp có đủ năng lực chuyên môn và đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, công nhân xây dựng có trình độ chuyên môn cao.
Những lý do bạn nên chọn xây dựng Nam Phong trong thi công xây dựng Bắc Ninh
- Chúng tôi có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thi công xây dựng, xây nhà phố trọn gói, nhà cấp 4 trọn gói
- Nam Phong có đầy đủ các công cụ xây dựng, các loại máy móc hiện đại phục vụ cho thi công các tòa nhà cao và lớn.
- Đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư được tuyển chọn, họ có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, sẵn sàng với khách hàng và tâm huyết với nghề.
- Đội ngũ nhân công xây dựng đông đảo, có tay nghề cao, chăm chỉ làm việc
- Nam Phong luôn dành những chế độ đãi ngộ tốt nhất cho đội ngũ nhân viên của mình.
- Nam Phong cung cấp dịch vụ thi công xây dựng trọn gói, từ khâu thiết kế kiến trúc, cung cấp vật liệu xây dựng đến thầu thi công công trình.
- Nam Phong luôn theo sát công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thiện.
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ & XÂY DỰNG NAM PHONG
Địa chỉ: Số 383B – Nguyễn Trãi – Võ Cường – Bắc Ninh
Số Hotline: 1900 068 869 – 0368 025 666